Blog Archives

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHI TRỜI TRỞ LẠNH

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHI TRỜI TRỞ LẠNH

1. Thêm tỏi vào bữa ăn

2. Nên ăn hàu và một số loại hải sản

3. Tăng vitamin C từ rau củ quả

4. Đừng xem thường khoai lang

5. Dùng thêm trà xanh

6. Trái sung

GAO DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

GAO DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Gạo Vibigaba dành cho:
* Người đang bị đái tháo đường
* Huyết áp cao
* Những người muốn an thần, đầu óc minh mẫn hơn
* Dành cho người đang có cần bổ sung Canxi
* Những vận động viên muốn tăng sinh sản của một số hoocmôn
Để biết thêm thông tin vui lòng gọi đến số 0909.34.99.88 (Mr. Thái) để được tư vấn thêm hoặc để đặt gạo Vibigaba Gạo Phương Nam
Hoặc có thể tham khảo qua website: GaoPhuongNam.vn

PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Phương pháp “thực dưỡng” (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”. Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

Anh chị em nào quan tâm sâu hơn và muốn có một phương pháp thích hợp cho riêng mình thì xem chi tiết ở bài viết bên dưới. Thái nghĩ rằng nó hữu ích cho các anh chị em.

Nếu quan tâm sâu hơn nữa thì hãy gọi cho Thái theo số 09.09.34.99.88. Thái sẽ chia sẻ cho bạn theo những gì Thái biết được.

http://gaophuongnam.vn/phuong-phap-thuc-duong/

THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Image

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển kéo theo đó là lối sống vội vàng của chúng ta. Dường như một ngày có 24 giờ là quá ít cho mọi người. Ai cũng bận rộn, chuyện gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội,…Chính lối sống vội này đã kéo theo hệ lụy của nó là những căn bệnh như: tiểu đường, béo phì, ung thư,… Trong số này thì bệnh tiểu đường đang có xu hướng phát triển mạnh hiện nay trên thế giới, nó trở thành một trong những mối e ngại lớn của các quốc gia.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 4% dân số toàn cầu. 5 năm sau có 157 triệu người mắc, chiếm 4,8% dân số toàn cầu. Dự báo đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc bệnh đông nhất với 44 triệu, Đông Nam Á 35 triệu, tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 170%.
(Nguồn: vnexpress.net)

Sơ lược về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh “đái tháo đường” hay một số nơi còn gọi là bệnh “dư đường”. Nguyên nhân bệnh này là do cơ thể thiếu hoặc bị giảm hoocmon Insulin dẫn đến gây rối loạn việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể, kéo theo hậu quả là cơ thể dư thừa chất đường. Bệnh tiểu đường còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo như: tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận,…

Bệnh tiểu đường thường được chia làm 2 loại: bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 1:
Bệnh tiểu đường loại 1 khá hiếm, số bệnh nhân mắc phải chỉ chiếm 5-10%, thường được phát hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường có các triệu chứng sau: ăn, uống nhiều hơn bình thường, đi tiểu nhiều, cơ thể gầy ốm, mắt bị mờ dần, ở trẻ em thì chậm phát triển và cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường loại 2:
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm đa số trong tổng số bệnh nhân (90-95%), thường gặp ở người trên 40 tuổi, tuy nhiên gần đây đã phát hiện ở lứa tuổi 30, thậm chí có trường hợp ở tuổi thanh niên.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường ít có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến chứng hoặc trong quá trình khám sức khỏe hoặc xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật,…

Chế độ ăn và thực phẩm dành cho người tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường là do sự rối loạn về chuyển hóa chất đường trong cơ thể, cho nên việc ăn uống hằng ngày phải được chia thành nhiều bữa nhỏ và đúng giờ giấc để giúp cơ thể dễ hấp thu chất đường và tránh lượng đường lên cao trong máu, đồng thời tránh việc cơ thể bị hạ đường huyết. Theo các chuyên gia y tế thì tốt nhất là bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng 3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ mỗi ngày.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên rằng nên sử dụng nhiều rau, củ, quả (chứa nhiều chất xơ) trong bữa ăn để làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết, đồng thời giảm lượng cholesterol trong máu, phòng chống được táo bón và giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư ruột già.

Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý là bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tối đa các món ăn hầm thật nhừ, hoặc xay thật nhuyễn, tẩm bột chiên, hoặc những món ăn cần phải chế biến ở nhiệt độ quá cao.

Đối với việc nêm nếm gia vị các món ăn cho người tiểu đường cũng cần phải đặc biệt chú ý. Các món ăn cho người tiểu đường nên có vị nhạt, nêm nếm gia vị, mắm, muối vừa phải hoặc có thể nhạt hơn bình thường thì càng tốt. Đồng thời nên hạn chế tối đa các món ăn như chao, mắm, bột ngọt, lạp xưởng, giò lụa…

Do chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường rất kiêm khem nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Cho nên việc chọn lựa thực phẩm cho người bệnh này khá phức tạp và phải chú ý kỹ, vừa phải đảm bảo lượng đường vừa phải, hợp lý, vừa phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Theo các chuyên gia thì chúng ta nên tập trung vào các nhóm dinh dưỡng chính sau đây:

+ Nhóm dinh dưỡng đường: để bảo đảm lượng đường vừa đủ cho cơ thể mà không lo ngại lượng trường trong máu cao, các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng các loại thực phẩm như gạo lức, cơm, miến, mì, khoai, bắp…trong thực đơn hằng ngày. Đồng thời phải cực kỳ hạn chế các loại bánh, kẹo, nước ngọt, các thực phẩm có chứa đường hóa học…

+ Nhóm dinh dưỡng đạm: theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo đủ chất đạm cho người bệnh tiểu đường thì chúng ta nên sử dụng các thực phẩm như cá, các loại hải sản, hoặc các loại đạm thực vật như đậu hủ, đậu nành, đậu que hoặc một số loại nấm.

+ Nhóm dinh dưỡng chất béo: việc sử dụng các thực phẩm để cung cấp chất béo cho người bệnh tiểu đường cũng cần phải chú ý kỹ lưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu nành, dầu mè, hoặc dầu cọ…và nên sử dụng ít nhất 2 lần mỡ cá một tuần và tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật, margarine, bơ, óc lợn, các loại đồ lòng, phủ tạng động vật…

+ Nhóm dinh dưỡng từ trái cây (Vitamin): Vấn đề chọn lựa trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng là một vấn đề cần phải được lưu ý, vừa cung cấp đủ Vitamin đồng thời lượng đường trong các loại trái cây không được quá cao. Chính vì thế, theo ý kiến của các chuyên gia, chúng ta nên chọn các loại trái cây ít ngọt như: thanh long, bưởi, mận, táo, quýt, cam…

Tóm lại, việc xây dựng một chế độ ăn gồm các thực phẩm dành cho người tiểu đường là cực kỳ quan trọng và phải chú ý kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến chúng ta cũng không có nhiều thời gian dành cho việc ăn uống, chính vì thế những gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng ở trên sẽ phần nào giúp chúng ta có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hiện nay có một số thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên bổ trợ dành cho người bệnh tiểu đường nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.